https://thicongepoxyjoton.vn/wp-content/uploads/2020/08/bannner1.jpg

Sơn Epoxy gốc dầu và gốc nước không còn xa lạ với các loại sàn công nghiệp ở các nhà máy, phân xưởng hiện nay. Ngoài việc mang đến màu sắc mới cho nhà xưởng với độ thẩm mỹ cao thì các ưu điểm về công năng mới là lý do chính để áp dụng loại sàn này. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là sơn sàn epoxy gốc dầu và gốc nước có những ưu điểm và nhược điểm gì?

Sơn epoxy được chia thành 3 loại chính như sau:

  • Sơn epoxy gốc dầu.
  • Sơn epoxy gốc nước.
  • Sơn epoxy không dung môi.

SƠN EPOXY GỐC DẦU LÀ GÌ???

– Sơn epoxy gốc dầu là hệ sơn 2 thành phần, được hình thành bởi hệ gốc dầu nên trong quá trình sử dụng phải sử dụng dung môi để pha sơn, tỷ lệ pha sơn epoxy từ 5% đến 10% tùy vào đặc điểm từng hệ sơn.

+ Ưu điểm:

  • Chống bám bụi và giúp dễ dàng thực hiện vệ sinh làm sạch.
  • Độ bóng cao của sơn giúp bạn dễ dàng tạo nên sự hài hòa, thân thiên và chuyên nghiệp.
  • Khả năng chịu lực tốt.

+ Nhược điểm:

  • Sơn epoxy gốc dầu do sử dụng dung môi là dầu nên sẽ có hàm lượng VOC bay hơi trong quá trình thi công gây phát sinh mùi (vấn đề này sẽ hết khi màng sơn khô).
  • Độ ẩm sơn epoxy gốc dầu chỉ chịu đựng ở mức từ 5 – 8%. Với những khu vực có độ ẩm cao > 10% bắt buộc phải chuyển qua các dòng sơn khác.

SƠN EPOXY GỐC NƯỚC LÀ GÌ???

Sơn epoxy gốc nước là hệ sơn hai thành phần gốc epoxy phân tán trong nước. Nó có thể dùng làm lớp lót cho các loại sơn phủ gốc nước hoặc làm lớp chống bụi cho bê tông hay những bề mặt xốp.

+ Ưu điểm:

  • Chống bám bụi và giúp dễ dàng thực hiện vệ sinh làm sạch.
  • Khả năng chịu lực tốt.
  • Sử dụng dung môi là nước, không độc hại, không gây mùi. Sơn epoxy gốc nước có hàm lượng VOCs thấp hơn nhiều so với sơn epoxy gốc dầu. Chính vì thế, sơn gốc nước ít mùi hơn, thân thiện với môi trường trong quá trình thi công.
  • Chất lượng sơn được thiết kế phù hợp với môi trường có độ ẩm cao. Với các bề mặt tường, trần có độ ẩm trên 10%, giải pháp này có thể thích ứng và mang lại sự đảm bảo về khả năng thích ứng tốt hơn, giảm thiểu thiệt hại vả rủi ro trong quá trình thực hiện.

+ Nhược điểm:

  • Độ bóng của sơn epoxy gốc nước không được bóng như sơn epoxy gốc dầu. Sơn Epoxy gốc nước tạo độ bóng mờ: khác với dòng sơn epoxy gốc dầu, hệ sơn này cấu tạo khác nhau về hóa học và sử dụng dung môi là nước, nên tạo màu sắc bóng mờ theo trường phái cổ điển, không quá sáng bóng nhưng vẫn mang lại điểm nhấn và sự hài hòa. Điều này bạn có thể thấy tại các bệnh viện, xưởng sản xuất dược phẩm,…
  • Khả năng chai cứng, chịu lực va đập không bằng Epoxy gốc dầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    CÂU HỎI MUỐN TƯ VẤN :

    error:  Không copy bạn nhé !
    Contact Me on Zalo
    0931 160 905