Sơn epoxy hệ lăn là gì? Ưu và nhược điểm của sơn epoxy, công trình nào phù hợp với sơn epoxy hệ lăn? Bài viết này sẽ giúp giải đáp những điều bạn thắc mắc.
Sơn epoxy hệ lăn là gì?
Sơn epoxy hệ lăn là loại sơn có 2 thành phần bao gồm chất đóng rắn được thi công bằng phương pháp lăn Roller. So với sơn epoxy hệ tự san phẳng, sơn epoxy hệ lăn có độ dày tương đối mỏng từ 0,2-0,5mm
Ưu điểm sơn Epoxy hệ lăn
Sơn epoxy có những ưu điểm nổi trội như:
- Tính thẩm mỹ cao: Lớp sơn epoxy có màng sơn bóng cao (với hệ sơn gốc dầu) và màng sơn bóng vừa (với hệ sơn gốc nước), tạo độ sáng và mịn cho bề mặt công trình.
- Dễ dàng làm sạch: Nhờ vào màng sơn bóng giúp bề mặt bê tông giảm độ ma sát, khó bám bụi nên rất dễ lau chùi, giữ công trình luôn sạch sẽ.
- Hiệu quả kinh tế: Vì sự bay hơi nhanh chóng của sơn epoxy hệ lăn có dung môi, giúp thời gian khô nhanh hơn nên nhà thầu có thể rút ngắn thời gian thi công, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí nhân công cho chủ công trình.
- Ứng dụng cao: Sơn epoxy này có thể thi công được trên nhiều bề mặt khác nhau như sàn, trần, bê tông, gạch men, thạch cao,..
- Bảo vệ công trình hiệu quả: Lớp sơn epoxy có khả năng kháng nước, kháng hóa chất phổ thông, kháng dầu mỡ, chịu nhiệt tốt và chống ăn mòn, giúp bảo vệ bề mặt bê tông hiệu quả
- Giá thành thấp: Giá thi công sơn epoxy hệ lăn chỉ nhỉnh hơn một chút so với các loại sơn nước cao cấp trên thị trường hiện hiện nay nhưng đem lại giá trị lâu dài nhờ chất lượng và công năng vượt trội.
Tham khảo thêm: Bảng giá thi công sơn epoxy
(Thi công sơn epoxy hệ lăn)
Nhược điểm sơn Epoxy hệ lăn
Tuy có nhiều công năng, nhưng loại sơn cũng có một số nhược điểm nhất định:
- Phụ thuộc vào bê tông: Sức cản và chất lượng của sàn bê tông cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thi công (sàn bị nứt, lún, gãy, không đạt tiêu chuẩn,…)
- Kém bền với tia UV: Dưới tác động của tia cực tiếp, lớp sơn sẽ bị phấn hóa và nhanh chóng xuống cấp. Vì vậy sơn epoxy thường được áp dụng cho các khu vực trong nhà.
- Mùi sơn khi thi công: Với loại sơn hệ dung môi, trong quá trình thi công không tránh được việc các thành phần dung môi độc hại bay hơi tạo mùi khó chịu và gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu hít phải. Vì vậy để ngăn ngừa, cần trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ và đợi 7 ngày sau khi sơn để có thể bắt đầu sử dụng.
- Độ ẩm khu vực: Để lớp sơn epoxy đạt được tiêu chuẩn như yêu cầu, khu vực thi công cần phải có độ ẩm lý tưởng, với hệ gốc dầu sẽ là 5-8% và dưới 10% với hệ gốc nước. Nếu vượt quá mức 10%, cần phải có những biện pháp chống ẩm trước khi tiến hành thi công.
- Chịu lực kém: Lớp sơn epoxy hệ lăn hạn chế trầy xước, nhưng không triệt để. Nhất là với các vật sắc nhọn và có tải trọng lớn
Dù vậy, hiện nay Epoxy Joton đã có những loại sơn khắc phục được một số các nhược điểm trên đáp ứng công năng và mục đích sử dụng công trình cho các chủ đầu tư dễ dàng lựa chọn. Để có thể lựa chọn loại sơn phù hợp với công trình, bạn nên liên hệ trực tiếp với đơn vị thi công để được tư vấn chi tiết hơn.
Công trình nào nên sử dụng sơn epoxy hệ lăn?
Sơn epoxy hệ lăn phù hợp để bảo vệ và tăng thẩm mỹ cho bề mặt của các công trình trong nhà nhất định như:
- Sàn nhà xưởng, xí nghiệp, tầng hầm, bãi đỗ xe, kho hàng,…
- Các nhà máy sản xuất có tiêu chuẩn cao về độ sạch, nhà xưởng, khu vực chế biến thực phẩm,..
- Sân vận động trong nhà như sân tennis, sân thi đấu bóng rổ,….
(Thi công sơn epoxy hệ lăn)
Trên đây là những ưu điểm và nhược điểm của sơn epoxy hệ lăn để bạn có thể cân nhắc lựa chọn cho công trình mình. Tuy nhiên, để có thể tiết kiệm kinh phí và thi công hiệu nhất, hãy liên hệ các đơn vị thi công để được tư vấn kỹ càng hơn.